Ông Trần Minh - Nhà tư vấn đầu tư và quản lý bất động sản cá nhân cho rằng, sau buổi đấu giá đất Thanh Oai vượt 100 triệu đồng/m2, nhiều môi giới và nhà đầu tư ở Hà Nội lấy thông tin đó để so sánh, tăng giá bán, làm cho giá bất động sản Hà Nội thêm "nóng" là rất nguy hiểm.
Gần 2.000 người đã tham gia buổi đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai. Kết quả, giá trúng đấu giá dao động khoảng 63-80 triệu đồng/m2, lô cao nhất có giá lên tới 100,5 triệu đồng/m2. So với mức giá khởi điểm 8,6 - 12,5 triệu đồng/m2, mức giá trúng cao gấp 5-8 lần.
Anh Hùng - môi giới bất động sản ở Thanh Oai cho hay: “Mức giá trúng trong buổi đấu giá 68 thửa đất là chưa từng có tại xã Thanh Cao. Thực tế, đất nền ở Thanh Cao giao dịch quanh mức 25-35 triệu đồng/m2, có một số lô đẹp có giá lên đến 40 triệu đồng/m2”.
Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, mức giá rao bán phổ biến nhất tại Thanh Cao trong quý 2 năm nay ở mức 27 triệu đồng/m2. Xét trong vòng 5 năm qua, mức giá rao bán cao nhất từng ghi nhận ở xã Thanh Cao là 48 triệu đồng/m2, xuất hiện trong giai đoạn sốt đất đỉnh điểm hồi quý 1/2022.
Nguồn: batdongsan.com.vn
Buổi đấu giá ở xã Thanh Cao diễn ra trong bối cảnh đất đấu giá vùng ven Hà Nội đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Từ đầu năm đến nay, một số huyện như Đông Anh, Mê Linh, Quốc Oai, Đan Phượng… đã tổ chức thành công các phiên đấu giá với giá trúng cao gấp rưỡi, gấp đôi giá khởi điểm. Một số huyện ven cách trung tâm Hà Nội 20-30km có lô trúng giá cao nhất lên tới 100 triệu đồng/m2.
Vậy, với buổi đấu giá ở Thanh Cao (Thanh Oai), giá trúng có ảo? Phiên đấu giá có phải là chiêu trò của một số nhà đầu tư, môi giới?
Ông Trần Minh - Nhà tư vấn đầu tư và quản lý bất động sản cá nhân cho rằng, “buổi đấu giá có 68 lô đất nhưng gần 2.000 người tham gia, giá khởi điểm thấp, ai tham gia phải đóng 145 triệu đồng/lô để được đấu giá. Có thể thấy, người có nhu cầu cả để ở hay đầu tư thì họ cũng bỏ tiền vào để được đấu giá nên không thể nói là giá ảo. Nguyên lý bình thường là số lượng ít mà nhiều người muốn sở hữu thì giá sẽ tăng cao, bản chất đấu giá là như vậy”.
Ông Minh cho rằng, nói là chiêu trò hay không thì thật sự chỉ có người bỏ tiền thật đi đấu giá mới biết được. Với những đội đấu giá chuyên nghiệp, họ coi đấu giá là một nghề kiếm tiền. Họ sẽ đi đấu giá theo đội, đẩy giá lên bán chênh và không bán được ở thời gian vào tiền tiếp sau khi trúng đấu giá thì họ bỏ cọc.
“Hoặc cũng có trường hợp, họ đã ôm nhiều đất khu vực quanh khu đấu giá nên họ đấu giá lên cao rồi chấp nhận mất cọc để xung quanh hình thành mặt bằng giá mới. Khi đó, họ bán đất được giá cao hơn.
Nhưng nguy hiểm hơn là sau khi giá đất Thanh Cao đấu giá lên 100,5 triệu đồng/m2 thì rất nhiều môi giới, nhà đầu tư ở Hà Nội lại lấy thông tin đó để so sánh, tăng giá bán các dự án khu vực khác, làm cho giá bất động sản Hà Nội thêm nóng”, ông Minh chia sẻ.
Ông Minh nhìn nhận, tiềm năng tăng giá tại khu vực đấu giá trong ngắn hạn thì chắc chắn không nhiều vì chỉ phục vụ cho nhu cầu mua ở và đầu tư của cư dân tại khu vực đó. Quanh đây cũng không có quy hoạch gì nổi bật để tăng giá hay thu hút dân nơi khác về đây.
“Giá đất ở huyện Thanh Oai so với các huyện khác ở Hà Nội thường thấp hơn. Thanh Oai là một huyện ngoại thành, chưa phát triển mạnh về hạ tầng và dịch vụ như các huyện gần trung tâm hơn như Gia Lâm, Đông Anh, hay Hoài Đức. Điều này dẫn đến giá đất ở Thanh Oai thường rẻ hơn, phù hợp với những người muốn mua đất với giá thấp hoặc đầu tư dài hạn”, ông Minh cho hay.
Một nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, không ngoại lệ trường hợp, các luật liên quan đến bất động sản vừa có hiệu lực dự báo siết chặt nguồn cung đất đai khiến các nhà đầu tư vội vàng “ôm hàng" chờ thời tăng giá.
Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nửa đầu năm 2024, phân khúc đất nền tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang sôi động trở lại. Tuy nhiên, giao dịch đất nền có tăng nhiệt nhưng chưa thực sự sôi động, một số khu vực “nóng thật” nhưng có có khu vực xuất hiện dấu hiệu “thổi giá”.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, khi thị trường đất nền sôi động, đấu giá đất trở thành một thị trường đầu cơ mới thay vì tạo thêm nguồn cung mới cho người có nhu cầu ở. Do đó, các nhà đầu tư, người có nhu cầu ở thực cần cẩn trọng.
Nguồn: Cafef
Đảo Thiên Đường Vinhomes Royal Island có quy mô lên đến 887ha được đầu tư và phát triển bởi Vinhomes một thành viên của tập đoàn Vingroup hứa hẹn trở thành biểu tượng mới tại TP Hải Phòng. Nhằm mang đến cơ hội tìm hiểu về tiềm năng của dự án nói riêng, thị trường nói chung, WESALE tổ chức chuyến tham quan thực tế tại Vinhomes Royal Island
Xem thêm